Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

HLV Hoàng Anh Tuấn tiết lộ nguyên nhân U19 Việt Nam thua dễ dàng U19 Nhật Bản

Mặc dù đã thi đấu đầy nỗ lực, U19 Việt Nam vẫn để thua một cách khá chóng vánh trước U19 Nhật Bản. Nếu các chân sút đội bạn nắn nót hơn, tỉ số trận bán kết giải U19 châu Á đã không chỉ dừng lại ở 3-0.

Lí giải về thất bại này, HLV Hoàng Anh Tuấn nói:

"Cuối cùng, đội mạnh hơn đã giành chiến thắng trước đội yếu hơn. Tôi đã dặn các cầu thủ của mình là U19 Nhật Bản rất mạnh. Và quả thực, những gì diễn ra trên sân chứng minh điều đó.

Những học trò của tôi đều đã thi đấu hết mình, tiếc rằng họ không có được trạng thái thể lực cũng như tinh thần tốt nhất khi vào sân.

Đối đầu với một đội bóng như U19 Nhật Bản, bạn không được phép chơi với ít hơn 100% sức mạnh. Chúng tôi bị dẫn trước 2 bàn từ khá sớm và tất cả đã sụp đổ. Đôi khi bóng đá là như thế.

Trận đấu hôm nay đã cho chúng tôi thấy khoảng về trình độ giữa U19 Việt Nam và U19 Nhật Bản. Chúng tôi sẽ ngay lập tức bắt tay vào chuẩn bị cho World Cup U20. Có rất nhiều thứ cần phải cải thiện và U19 Việt Nam cần thêm thời gian".

U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

Thất bại trước U19 Nhật Bản là điều rất đáng tiếc. Nhưng dù sao giải U19 châu Á vẫn quá thành công đối với U19 Việt Nam. Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã vượt qua vòng bảng, giành được tấm vé dự World Cup U20 tại Hàn Quốc một cách đầy ấn tượng.

ĐT Việt Nam và chuyện lạ lùng tại Hàn Quốc

Chưa cần U19 Nhật Bản ra tay, U19 Việt Nam đã tự "bắn vào chân"

Không thể phủ nhận U19 Nhật Bản ở một đẳng cấp khác hẳn so với U19 Việt Nam. Họ chiếm ưu thế hoàn toàn và tạo ra cảm giác muốn ghi bàn lúc nào cũng được.

Tuy nhiên, trước khi người Nhật tạo dựng được thế trận lấn át như vậy, chính đoàn quân dưới quyền HLV Hoàng Anh Tuấn đã tự "bắn vào chân" mình trước.

Trong những phút đầu trận đấu, tâm lý của U19 Việt Nam không thực sự vững vàng. Các cầu thủ đứng sai vị trí khá nhiều và xử lý rất lóng ngóng. Điều này trực tiếp dẫn tới 2 bàn thua sớm chỉ trong chưa đầy 10 phút.

U19 Việt Nam thủng lưới 2 bàn sau 10 phút

Ở tình huống đầu tiên, có tới 2 cầu thủ Nhật Bản đứng tự do trong vòng cấm chờ đường chuyền từ đồng đội mà chẳng bị ai kèm. Còn trong bàn thua thứ hai, một loạt bóng áo đỏ đã đứng sững lại sau cú đá phạt và phản ứng chậm chạp đó lập tức bị trừng phạt bằng cú đá bồi của Nakamura.

Bàn thua thứ ba của U19 Việt Nam diễn ra theo kịch bản không thể hài hước hơn. Trái bóng được chuyền vào vòng cấm không quá khó. Nhưng Tấn Sinh lại phá bóng khá lóng ngóng đập chân Nakamura nảy vào gôn trong sự bất lực của thủ môn Tiến Dũng.

Bàn thua ngớ ngẩn của U19 Việt Nam trước U19 Nhật Bản

Nếu trong một trận đấu khác, với tâm lý thoải mái hơn, có lẽ U19 Việt Nam sẽ không phạm phải các sai lầm như trên. Và U19 Nhật Bản chắc chắn khó mà giành chiến thắng theo cách nhẹ nhàng đến thế.

Sang năm, thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ dự World Cup U20. Áp lực cũng như trình độ ở giải đấu đó còn lớn hơn nhiều. U19 Việt Nam cần phải chuẩn bị thật tốt nếu không muốn lại rơi vào cảnh tự thua như trước U19 Nhật Bản.

ĐT Việt Nam và chuyện lạ lùng tại Hàn Quốc

Nhật Bản thắng dễ song phải nể một ngôi sao U19 Việt Nam

Trong số các cầu thủ U19 Việt Nam ra sân trong thua 0-3 U19 Nhật Bản, có lẽ thủ môn Bùi Tiến Dũng là người duy nhất giữ vững được phong độ. Anh thi đấu cực kỳ chắc chắn và liên tiếp có những pha cứu thua xuất thần. Ở hiệp một, Tiến Dũng còn đẩy được một quả penalty.

Màn trình diễn của thủ môn Tiến Dũng trước U19 Nhật Bản

Màn trình diễn ấn tượng của thủ thành thuộc biên chế CLB Thanh Hóa đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ người hâm mộ.

Một fanpage lớn đặt cho anh cái tên ghép rất đặc biệt: Manuel Gianluigi Thibaut Petr De Tiến Dũng (ghép từ tên các thủ môn Neuer, Buffon, Courtois, Cech và De Gea).

Có CĐV lại đưa so sánh hài hước giữa Tiến Dũng và De Gea khi đều là thủ môn và phải vất vả cản phá, sửa chữa sai lầm cho 10 cái bóng áo đỏ đứng phía trước mặt (U19 Việt Nam và Man United).

ĐT Việt Nam và chuyện lạ lùng tại Hàn Quốc

"Việt Nam sẽ nhận bao nhiêu bàn thua khi dự World Cup đây?"

Trước trận đấu, U19 Việt Nam vẫn tự tin sẽ vượt qua được Nhật Bản để tiến vào Chung kết U19 châu Á. Nhưng sự thật không như mơ. Ngay phút thứ 6, U19 Việt Nam đã thủng lưới. Đến phút thứ 10, tỷ số đã là 2-0 cho Nhật Bản.

Chơi nhàn nhã, kiểm soát hết thế trận, Nhật Bản ghi thêm bàn thắng nữa ở phút 51 và nếu thủ môn U19 Việt Nam không chơi xuất thần, kết quả có lẽ còn đậm đà hơn rất nhiều.

U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

""Mèo lại hoàn mèo"! Ôi! Tôi lại nghĩ đến việc phải nhận bao nhiêu bàn thua khi dự WC đây? "Bóng đá VN sẽ thay đổi bản đồ bóng đá thế giới" ư? Nhìn lại cách làm của mình đi! Chẳng qua thành tích có được là nhất thời thôi. Ca ngợi cho lắm vào, người hâm mộ ai mà chẳng nếm đủ mùi thất bại quen thuộc này?" – bạn CR Khinh tỏ ra quan ngại.

Ở trận đấu này, U19 Nhật Bản đã "bắt thóp" U19 Việt Nam hoàn toàn về mặt chiến thuật cũng như tâm lý. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại không vuốt nổi mặt cho thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn.

"Đơn giản vòng bảng họ không đánh giá đúng thực lực chúng ta, có thể nói coi thường . Vào bóng không quyết liệt nên cầu thủ ta dễ dàng đi bóng, cầu thủ ta thì đá rát quá họ sợ không dám đi nên vào được tới vòng này. Gặp Nhật Bản đá áp sát ngay bên sân lấy gì đá . Lộ hết bài còn bài gì đá với Nhật à" – bạn Nguyễn Văn Giào chia sẻ quan điểm.

Việt Nam sẽ nhận bao nhiêu bàn thua khi dự World Cup đây? - Ảnh 2.

U19 Nhật Bản vượt trội U19 Việt Nam.

Bạn Dũng Nhi thì cho rằng các đội bóng có lối chơi ban chuyền là khắc tinh của U19 Việt Nam:

"Gặp mấy đội Tây Á nó hay cầm bóng nên áp sát chặt chém đá rắn được, nó sợ. Gặp Đông Á Nhật Bản, Hàn Quốc, thậm chí Thái Lan nó đập nhả không áp sát theo kèm kịp biết ngay".

Sau thất bại của U19 Việt Nam, đáng buồn lại có rất nhiều NHM đem U19 với nòng cốt HAGL cách đây vài năm ra để so sánh.

"Xem lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh chơi với Nhật ngang ngửa và chơi hầu hết các đối thủ đều đôi công và cầm bóng chắc chắn, chỉ tiếc là lứa này thể lực kém.

Lứa U19 hiện tại chỉ là ăn may cũng tất cả các đội tuyển của chúng ta đều như thế, có lọt được vào vòng trong thì cũng chỉ là phong độ nhất thời mà thôi, không có tiến bộ được" – bạn Fan U19 cũ nói.

Việt Nam sẽ nhận bao nhiêu bàn thua khi dự World Cup đây? - Ảnh 3.

U19 Việt Nam không có bất cứ cơ hội nào trước đội hình 2 của Nhật Bản.

Những ý kiến như vậy lập tức gây nên một luồng tranh cãi.

"Đừng so sánh lứa U19 2014 với lứa U19 của HLV Hoàng Anh Tuấn nữa nhé. Vì mọi sự so sánh bây giờ đều trở nên khập khễnh. Lứa U19 2016 đã trở thành huyền thoại với tư cách 4 đội mạnh nhất Châu Á và được tham dự WC.

Không như cái đội lót đường ăn 3 triệu một bữa, tập huấn châu Âu đủ kiểu. Thành tích chỉ vô địch giải giao hữu, giao hữu cũng dám mời 3 đội vì sợ mời nhiều sẽ bị loại từ vòng bảng" – bạn Phùng Đức chia sẻ.

Lập tức, bạn Thành phản bác:

"Thứ nhất, U19 năm 2014 vòng bảng đụng những ai? (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc - pv) Thứ hai, kĩ năng xử lý bóng và cầm bóng của lứa 2014 so với lứa 2016 là như thế nào? Sao không nhìn vào mấy cái đó?

Đừng tưởng lứa năm nay vào đến bán kết mà nghĩ họ đá hay nhé! Kĩ năng tối thiểu là khống chế và chuyền chuẩn xác họ không làm được.

Thể lực năm nay công nhận rất tốt nhưng nhìn đá với Nhật xem có được bằng 1 phần của lứa năm 2014 khi đụng Nhật không? Đừng đem 3 triệu tiền ăn 1 ngày ra để hạ thấp các em HAGL vì các em ấy chưa đụng chạm gì bạn đâu!"

Việt Nam sẽ nhận bao nhiêu bàn thua khi dự World Cup đây? - Ảnh 4.

Nhà báo Minh Hải chia sẻ sau trận đấu.

Những tranh cãi bất tận ấy có lẽ nên dừng lại. Điều cần làm lúc này là có những sự an ủi đến U19 Việt Nam, cũng như nhìn nhận đúng vấn đề để khắc phục trong tương lai.

"Im lặng giùm đi mấy bác ơi, cho mấy em nó đá, nói cho lắm có ngon vô đó cầm bóng mà chạy vòng xem sao... Việt nam tham gia chỉ mang tính cọ xát chứ đòi thắng Nhật thì còn lâu lắm, tự tin nhưng phải ngang với trình độ chứ đâu phải muốn đá ăn là ăn. Tưởng đang đá với trẻ con à. Im lặng cho mấy em nó đá!" – bạn Đinh Đức viết.

"Biết là khó khăn nhưng có khó khăn mới thử thách được lòng can đảm. Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền. Câu nói này luôn luôn đúng với thanh niên.

Các em hãy dũng cảm rèn luyện thể lực. Vượt khó. Tương lai đang chờ các em ở phía trước. Chúc các em thành công" – bạn Người HP động viên.

Việt Nam sẽ nhận bao nhiêu bàn thua khi dự World Cup đây? - Ảnh 5.

BLV Quang Huy chia sẻ.

Bị chỉ trích sau thất bại đã là điều quen thuộc với các cầu thủ Việt Nam. Quan trọng là không ai có thể phủ nhận được thành tích lọt vào Bán kết VCK U19 châu Á của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn, cũng như chiếc vé dự VCK World Cup U20 năm tới.

Điều quan trọng lúc này là lứa U19 Việt Nam cần sớm ổn định lại tâm lý, rồi bắt tay vào kế hoạch chuẩn bị cho giải đấu năm sau ở Hàn Quốc.

HLV Hoàng Anh Tuấn tiết lộ nguyên nhân U19 Việt Nam thua dễ dàng U19 Nhật Bản

ĐT Việt Nam và chuyện lạ lùng tại Hàn Quốc

Theo kế hoạch ban đầu, trong chuyến tập huấn tại Hàn QuốcĐT Việt Nam sẽ đá giao hữu 3 trận với các đối thủ: FC Seoul, Sinh viên Hàn Quốc và một đội bóng trường đại học địa phương.

Nhìn sơ qua, đây là lịch thi đấu khá chất lượng. FC Seoul là CLB nổi tiếng từng 5 lần vô địch K-League. Mùa giải năm nay, họ còn vào tới tận bán kết AFC Champions League, giải đấu mà những đại diện Việt Nam chưa từng vượt qua vòng bảng.

Sinh viên Hàn Quốc cũng "không phải dạng vừa". Với đội ngũ đồng đều, thể lực dồi dào cùng ý thức chiến thuật tốt, đội bóng này từng nhiều lần gây khó khăn cho Việt Nam. Trận đấu còn lại với đội bóng trường đại học thuộc khu vực Paju sẽ là cơ hội để Hữu Thắng thử nghiệm các nhân tố và chiến thuật mới.

Tuy nhiên, mọi thứ đã đảo lộn hoàn toàn. Trận đấu với Đại học Jeonju cuối cùng lại là lúc mà thầy trò Hữu Thắng gặp nhiều khó khăn nhất. Dẫn trước 1-0, ĐT Việt Nam sau đó bỏ lỡ hàng tá cơ hội và để đội bạn gỡ hòa. Nếu Tuấn Mạnh không cản được quả penalty ở phút 88, đoàn quân áo đỏ thậm chí còn thua cuộc.

ĐT Việt Nam và chuyện lạ lùng tại Hàn Quốc - Ảnh 1.

ĐT Việt Nam tại Hàn Quốc.

2 trận đấu còn lại đều có gì đó "sai sai". ĐT Việt Nam đá với FC Seoul vào đúng ngày sau khi đội bóng này vừa khổ chiến tại AFC Champions League. Hệ quả là "đại gia" Hàn Quốc tiếp thầy trò Hữu Thắng bằng đội hình gồm nhiều cầu thủ "lạ hoắc" từ đội dự bị và đội trẻ.

Trận cầu được kỳ vọng là màn tập dượt quan trọng cho AFF Cup diễn ra gần như một chiều. FC Seoul thiếu vắng quá nhiều trụ cột nhanh chóng để thua tới 0-3.

Tới hôm nay, ĐT Việt Nam thi đấu trận đấu cuối cùng tại Hàn Quốc với Pocheon FC. CLB này vừa kết thúc 19 vòng đấu tại giải hạng Ba Hàn Quốc và đang chờ thi đấu trận chung kết vào đầu tháng 11. Thật khó để buộc họ bung hết sức khi đấu với ĐT Việt Nam. Không ngạc nhiên khi đoàn quân áo đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn và giành chiến thắng 5-2.

Tiếng là "bất bại", nhưng chắc chắn Hữu Thắng khó mà hài lòng trọn vẹn về chuyến tập huấn Hàn Quốc. Các đối thủ của ĐT Việt Nam có vẻ khá "mềm" và chưa đáp ứng được mục tiêu "thử lửa" mà chiến lược gia xứ Nghệ mong muốn. Có lẽ, ông đang rất chờ đợi trận đấu với Indonesia vào ngày 8/11 tới để đánh giá một cách chính xác nhất năng lực các học trò.

Bóng đá Nhật, bại tướng và nỗi đau mang tên Việt Nam

Những con số khiến U19 Việt Nam "rùng mình" trước Nhật Bản

Đêm qua, đã không có bất ngờ nào xảy ra trên đất Bahrain khi Nhật Bản dễ dàng đè bẹp U19 Việt Nam với tỷ số 3-0 dù chỉ đá bằng đội hình dự bị.

Sau trận đấu, những thống kê đã thể hiện rõ sự vượt trội củađội tuyển xứ Hoa anh đào. Và tất nhiên, cơ hội cho thầy trò Hoàng Anh Tuấn làquá ít ỏi.

Tính cả trận đấu, U19 Nhật Bản kiểm soát bóng lên tới 75%,hoàn toàn vượt trội so với 25% bên phía Việt Nam.

Đội bạn có tới 108 pha phối hợp tấn công (với 85 pha phối hợpnguy hiểm) trong khi con số tương tự của chúng ta chỉ là 36 và 26.

U19 Nhật Bản tung ra tới 16 cú dứt điểm trúng cầu môn, 9 cúngoài cầu môn, quá áp đảo khi chỉ số tương tự của U19 Việt Nam chỉ vẻn vẹn là 0và 1.

Những con số khiến U19 Việt Nam rùng mình trước Nhật Bản - Ảnh 1.

U19 Nhật Bản tỏ ra quá vượt trội so với U19 Việt Nam.

Về chỉ số đá phạt trực tiếp, U19 Việt Nam có 6 lần trong khiphía đội bạn lên tới 21. Chúng ta thựchiện 15 pha ném biên trong khi Nhật Bản vượt trội với con số 25.

Cả trận đấu, các học trò của HLV Hoàng Anh Tuấn chỉ được hưởngđúng 1 pha đá phạt góc, trong khi đội bạn là 3 lần.

Tất cả sự chênh lệch này dẫn tới hệ quả là U19 Nhật Bản cóđược 3 bàn thắng (trong đó có 1 tình huống penalty) trong khi U19 Việt Nam chỉ nhận… 2 tấm thẻ vàng.

Có thể thấy, những con số này là sự phản ánh một cách chânthực và khách quan nhất về sự chênh lệch giữa 2 đội tuyển. Rõ ràng, cơ hội đểthầy trò Hoàng Anh Tuấn làm nên bất ngờ trước người Nhật là quá ít ỏi.

Song, người hâm mộ bóng đá Việt Nam cũng không nên thất vọngvề kết quả của trận đấu này bởi đơn giản việc để thua trước một đối thủ quá vượttrội thì chẳng có gì đã đáng trách cả.

Việc chúng ta lọt vào tới bán kết để giành suất dự World Cupđã là một kỳ tích. Vì thế dù có thua đậm người Nhật đi chăng nữa, thầy tròHoàng Anh Tuấn vẫn xứng đáng nhận lời ca ngợi và sự tri ân từ hàng triệu ngườihâm mộ.

Sau trận đấu, HLV Hoàng Anh Tuấn nói: "Tôi đã dặn các cầu thủ của mình là U19 Nhật Bản rất mạnh. Và quả thực, những gì diễn ra trên sân chứng minh điều đó.

Những học trò của tôi đều đã thi đấu hết mình, tiếc rằng họ không có được trạng thái thể lực cũng như tinh thần tốt nhất khi vào sân...".

U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

Chưa cần U19 Nhật Bản ra tay, U19 Việt Nam đã tự "bắn vào chân"

Việt Nam thất bại, nhưng thế cũng hay!

Giả sử đêm qua, U19 Nhật Bản tung vào sân đội hình mạnh nhất, và rồi sau đó vì một lý do nào đó, thất bại trước U19 Việt Nam. Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn sau khi hạ đội mạnh nhất nhì giải, thắng nốt U19 Saudi Arabia để lên ngôi vô địch U19 châu Á.

Nếu thế thì sao nhỉ?

Nếu điều này xảy ra thì vui đấy, quá vui ấy chứ. Nhưng phải chăng U19 Việt Nam quá giỏi, nên có thể lên đỉnh châu Á, dù trước đó còn thi đấu chẳng đâu vào đâu ở sân chơi U19 ĐNÁ? Hay nhìn nhận theo 1 cách khác, các đối thủ quá kém, để U19 Việt Nam có thể 1 bước lên tiên, chạm tay vào chức vô địch?

Cần phải nhìn nhận một cách rõ ràng vào thực tế là U19 Việt Nam còn nhiều hạn chế, và những gì thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đạt được đã là đỉnh cao với khả năng hiện tại, tất nhiên kết hợp cả yếu tố may mắn, dù không nhiều.

Nếu với sức mạnh ấy, U19 Việt Nam có thể thắng Nhật, thậm chí vô địch thì phải biết tìm nơi đâu "cao nhân" giúp thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn khắc phục những điểm yếu của mình, điều chắc chắn sẽ bị khai thác sâu tại WC U20 sắp tới, cũng như ảnh hưởng con đường lên chuyên của từng cầu thủ?

U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

Hiện, VFF đang kết hợp học hỏi phát triển bóng đá từ Nhật Bản và Đức. Đây 1 là nền bóng đá hàng đầu châu Á, một là nền bóng đá hàng đầu thế giới. Đức cũng là ĐTQG vô địch WC 2014.

Một cuộc chiến chênh lệch với đội hình dự bị của Nhật Bản sẽ là liều thuốc quan trọng cho U19 Việt Nam trong quá trình chuẩn bị tới World Cup U20.

Và quan trọng hơn, nó cho thấy thế giới bóng đá còn rất rộng lớn, để không chỉ lứa U19 Việt Nam mà tất cả cầu thủ tại dải đất chữ S còn phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều.

"Ở châu Á, Nhật Bản luôn là đối thủ mang lại cảm giác bất lực rõ nhất với các cầu thủ Việt Nam. Kể cả không tung vào sân đội hình mạnh nhất và chỉ chơi cầm chừng họ vẫn giống như "lạt mềm buộc chặt ", có thể tăng tốc để tạo ra cơ hội bất kỳ lúc nào.

Việt Nam vào đến Bán kết đã là tốt lắm rồi. Đừng quên Nhật Bản từng có mặt trong trận chung kết giải U20 Thế giới năm 1999 và chỉ chịu thua Tây Ban Nha của Xavi, Casillas, Marchena…

Trong khi tính đến trước năm 2014 Việt Nam toàn thua và chỉ ghi được đúng 1 bàn thắng ở tất tần tật những lần đối đầu giữa các đội tuyển của 2 nền bóng đá" – BLV Quang Huy.

"Việt Nam sẽ nhận bao nhiêu bàn thua khi dự World Cup đây?"

HLV Lê Thụy Hải: Đáng lẽ chúng ta không đến nỗi để họ đá như đùa!

U19 Việt Nam thua rõ về tinh thần và chiến thuật

Nhận xét về cuộc chiến này, HLV Lê Thủy Hải cho hay:

"Đội 1 hay 2 của Nhật Bản thì mình không đặt vấn đề. Nhưng về cục diện trận đấu thì mình kém hơn ở mọi thứ. Đêm qua U19 Việt Nam đã đánh mất bản sắc. Các cầu thủ của mình ra sân với thái độ rất yếm thế, rất rụt rè, sợ sệt.

Kể cả khi mình phạm lỗi, thì thẻ thôi vì có luật, nhưng các em rất mạnh mẽ. Phạm lỗi là bình thường. Nhưng hôm qua mỗi khi phạm lỗi, các em có vẻ sợ sệt, không bình thường, khi cầm được bóng thì rất hốt hoảng.

Bàn thứ 3, 2 lần đá vào sân đối phương rồi vào lưới. Bàn đó chưa cần trung vệ phá lên mà phải tiền vệ phá. Các em tập trung hơi quá mức, căng thẳng. Tất nhiên, chúng ta thiệt thòi vì thua sớm quá, rồi lại bị bàn nữa nên hốt hoảng.

Nhưng các em chơi không phải ở tâm thế không còn gì để mất mà cần cố gắng, nên không thể hiện được. Mình chỉ buồn thế thôi chứ vào đến đây là quá tuyệt vời rồi. Nhưng cách chơi chưa tốt, tất nhiên với Nhật Bản, các em đã nghĩ mình thua rồi, nên bị khớp, cách chơi không thoải mái".

U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

Ngoài vấn đề tâm lý cầu thủ, cựu GĐKT CLB Thanh Hóa cũng cho rằng vấn đề chiến thuật của U19 Việt Nam đã sai sót.

"Anh Tuấn cũng không truyền đạt được cho các em hết ý, hoặc các em không làm được. Các pha bóng dài của chúng ta hoàn toàn bế tắc, 3 trận trước ta đá được nhưng hôm qua Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn.

Không pha chuyền dài nào chúng ta có lợi thế. Thế thì cần phải thay đổi đi chứ? Nhưng chúng ta không thay đổi được, từ đầu đến cuối hoàn toàn bế tắc.

Còn bên kia thì đá bài bản hơn, kĩ thuật hơn, mạnh mẽ hơn. Đá với họ ta có lợi thế không thua thể hình, không thua thể lực nhưng khéo léo, nhanh nhẹn thì ta lại thua bạn.

Thua thì xứng đáng, không có gì nhưng chê cái là đáng lẽ cần ra sân với tâm thế, trạng thái, thái độ vừa nghiêm túc, vừa tập trung. Đánh giá đối phương cao hơn, nhưng mọi người đều phải quyết tâm, nhưng vẫn cần thoải mái vì không còn gì để mất.

Nhưng đó là bài học, chúng ta thua là đương nhiên rồi, chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề".

HLV Lê Thụy Hải: Đáng lẽ chúng ta không đến nỗi để họ đá như đùa! - Ảnh 2.

HLV Hoàng Anh Tuấn không có được sự thay đổi chiến thuật đáng kể nào.

Theo HLV Lê Thụy Hải, nếu được đá lại với U19 Nhật Bản và chuẩn bị tốt hơn, U19 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác nhưng kết quả vẫn là thất bại.

"Nếu chúng ta được đá lại với Nhật Bản, cũng cần thêm chỉ đạo nữa và về mặt tâm lý để thoải mái hơn thì không đến nỗi thế. Tất nhiên chúng ta vẫn thua nhưng đỡ hơn về mặt thái độ thi đấu, tâm lý. Hiệp 2 họ đá với mình như đùa cợt".

Sau trận đấu, có NHM nhận xét U19 Việt Nam trình độ khống chế bóng, ban chuyền quá kém và đã thể hiện trước U19 Nhật Bản. Nhưng HLV Lê Thụy Hải không nghĩ vậy.

"Bạn nào nhận xét thế thì hơi khắt khe. Nhật Bản họ đá pressing rất nhanh, có bóng là họ áp sát, đuổi từ trên về. Họ hơn mình nhưng không chủ quan, vì thế anh không có khả năng chuyền cho nhau.

Còn cầm giữa bóng xoay sở thì yếm thế nên không dám làm. Khi làm thì không quyết tâm, có nhiều pha bóng lợi thế hơn nhưng làm không hết sức.

Do tinh thần, xác định sẽ thua. Bóng đá có yếu tố bất ngờ, có những thứ không thể biết trước được".

HLV Lê Thụy Hải: Đáng lẽ chúng ta không đến nỗi để họ đá như đùa! - Ảnh 3.

U19 Việt Nam không thua kém về thể hình, thể lực nhưng 1 vs 1 thất thế bởi tinh thần.

Làm thế nào để đá WC U20?

Lại có CĐV Việt Nam khác bày tỏ lo ngại rằng không biết lứa U19 Việt Nam này năm sau đá WC U20 thì sẽ thủng lưới bao nhiêu bàn. HLV Lê Thụy Hải nhấn mạnh.

"Vấn đề sau trận thua này là chúng ta cần chuẩn bị thế nào cho tốt ở VCK WC U20 tới, chúng ta còn thời gian mà. Chúng ta đừng suy nghĩ vào đó để nhận thua bao nhiêu bàn.

Trung Quốc nhiều năm, dân số đông, kinh tế mạnh vào WC có 1,2 lần mà toàn thua. Nhật – Hàn vào cũng toàn thua, có sao đâu. Còn ta vào WC là niềm hãnh diện tự hào, quan trọng là chuẩn bị ra sao chứ đừng nghĩ thua bao nhiêu bàn.

Còn về cách chơi thì chúng ta phải thay đổi, để làm sao nhuần nhuyễn, để các em tự tin ở bản thân, tự tin ở đồng đội, tin vào BHL thì mới chơi được. Còn bảo phải kĩ thuật cao, phối hợp tốt, nhuần nhuyễn hơn thì chưa làm được vì các em ở nhiều CLB hợp lại".

HLV Lê Thụy Hải: Đáng lẽ chúng ta không đến nỗi để họ đá như đùa! - Ảnh 4.

HLV Lê Thụy Hải

Cụ thể hơn về việc thay đổi lối chơi, ông tiếp:

"Phải thay đổi lối chơi. Chúng ta thiên về phòng ngự vì yếu hơn thì phải đá phòng ngự, trước mắt đừng thua đã. Nhưng anh phải cầm được bóng. Cái chưa làm được là chưa cầm được bóng.

Không phải vấn đề cá nhân mà phải phối hợp với nhau, di chuyển nhiều lần, từ đó từ phòng ngự chuyển tấn công bằng quả dài chuẩn xác hoặc qua các điểm chúng ta chuẩn bị sẵn. Còn giờ chúng ta chuyền dài nhiều lúc không có ai, hoặc không đúng với cầu thủ chạy phía trên.

Chúng ta không phải thay đổi theo kiểu tổ chức, tấn công áp đặt thì không thể. Chúng ta phải phòng ngự dày, chặt chẽ nhưng phải tổ chức được, rồi từ đó mới phát huy bóng dài, phản công bất ngờ để đội bạn không phòng ngự được".

May Việt Nam thua, chứ thắng thì... gay

Thái Lan cũng "choáng" khi Nhật Bản vùi dập Việt Nam

Ít giờ sau khi trận bán kếtgiữa U19 Việt Nam gặp Nhật Bản kết thúc, rất nhiều tờ báo tại Thái Lan đã dànhnhững lời có cánh cho đội bóng xứ Phù Tang.

Tờ Goal phiên bản Thái Lan có bài viết với nhan đề: "Không thể cưỡng lại, U19 Việt Nam thua đậm 0-3 trướcNhật Bản" kèm theo bức ảnh một CĐV nhí ở đất nước Mặt trời mọc.

Tờ báo này ví U19 Nhật Bảngiống như những chiến binh Samurai với sức mạnh vượt trội, dễ dàng hạ gục ViệtNam để lọt vào chung kết gặp Saudi Arabia.

Thái Lan cũng choáng khi Nhật Bản vùi dập Việt Nam - Ảnh 1.

Goal Thái Lan nói về chiến thắng của U19 Nhật Bản trước Việt Nam.

Tương tự, tờ báo thể thao nổitiếng xứ Chùa Vàng là Siamsport cũng dành bài viết ca ngợi sức mạnh của U19 NhậtBản.

Siamsport cũng dùng hình ảnhSamurai để nói về thầy trò HLV Atsushi Uchiyama nhưng tờ báo này đã chốt lại rằng,dù thua trận, U19 Việt Nam vẫn là một trong 5 đội tuyển của châu Á (trong đó cóchủ nhà Hàn Quốc) giành vé tham dự World Cup U20 năm 2017.

Tờ Fourfourtwo phiên bảnThái Lan không dùng những mỹ từ để ca ngợi U19 Nhật Bản. Thay vào đó, tờ báonày trích lại cuộc phỏng vấn của HLV Hoàng Anh Tuấn sau trận đấu, với dòng tít:"Trận đấu đã kết thúc khi chúng tôi bị Nhật Bản dẫn với tỷ số 2-0".

Thái Lan cũng choáng khi Nhật Bản vùi dập Việt Nam - Ảnh 2.

Bài viết trên báo Thái Lan.

Đó là với báo chí Thái Lan.Còn với người Nhật, có vẻ họ cũng không quá bất ngờ với kết quả ở trận bán kết.

Trang báo thể thao hàng đầuSoccer-king có bài viết với nhan đề: "Đánh bại Việt Nam, U19 Nhật Bản sẵn sàng lênngôi châu Á".

Soccer-king ca ngợi việc U19Nhật Bản đã giành thêm một chiến thắng dễ dàng mà không thủng lưới một lần nàotại giải U19 châu Á. Kết quả này giúp thầy trò Atsushi Uchiyama giành quyền vàochung kết giải đấu châu lục lần đầu tiên sau 10 năm.

Tờ Footballchannel phiên bảntiếng Nhật lại dành lợi ca ngợi đặc biệt cho ĐT U19 Nhật Bản bởi dù chỉ đá bằngđội hình 2 (với 10 sự thay đổi so với trận tứ kết) nhưng đoàn quân của HLVUchiyama vẫn đại thắng U19 Việt Nam.

Tờ báo này còn tỏ ra tiếc nuốikhi U19 Nhật Bản đã bỏ lỡ một số cơ hội và đáng lẽ tỷ số trận đấu phải đậm hơnso với kết quả 3-0.

Thái Lan cũng choáng khi Nhật Bản vùi dập Việt Nam - Ảnh 3.

Tờ Tờ Footballchannel tiếng Nhật nói về chiến thắng của đội nhà trước Việt Nam.

Trong khi đó, tờ Yahoo tiếngNhật lại nhấn mạnh rằng đội hình của U19 Nhật Bản với đa số các cầu thủ sinhnăm 1997 ở thời điểm hiện tại hứa hẹn sẽ đủ sức chinh phục kỳ Thế vận hộiOlympic Tokyo năm 2020.

Kết thúc bài viết, Yahoo khẳngđịnh niềm tin của người Nhật rằng họ đang sẵn sàng chinh phục chức vô địch khiđã lọt vào trận chung kết đầu tiên sau đúng 1 thập kỷ.

U19 Việt Nam 0-3 U19 Nhật Bản

Những con số khiến U19 Việt Nam "rùng mình" trước Nhật Bản

Thua đau Nhật Bản nhưng U19 Việt Nam sẽ được VFF mừng công hoành tráng

Cụ thể, vào lúc 13h25 ngày 31/10, U19 Việt Nam sẽ về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Lãnh đạo VFF sẽ tổ chức đón thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn ngay tại sân bay sau đó là lễ mừng công và trao thưởng ở Hội trường khách sạn Đệ Nhất, TP.HCM vào lúc 15h00 cùng ngày.

Trước đó, đã có thông tin VFF sẽ thưởng U19 Việt Nam số tiền 1 tỷ đồng và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du Lịch Nguyễn Ngọc Thiện thì thưởng thêm 100 triệu đồng.

Sau lễ mừng công này, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, VFF cũng sẽ gấp rút lên kế hoạch chuẩn bị cho U19 Việt Nam rèn luyện, thi đấu giao hữu cho VCK World Cup U20 vào tháng Sáu năm sau tại Hàn Quốc.

Được biết sau các lễ mừng công, 1 số cầu thủ U19 sẽ về CLB chủ quản, 1 số ra Quảng Ninh đá U21 Quốc gia còn 1 số cùng HLV Hoàng Anh Tuấn vào miền Trung làm từ thiện.

HLV Lê Thụy Hải: Đáng lẽ chúng ta không đến nỗi để họ đá như đùa!

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Phát hiện nữ trọng tài xinh đẹp và sexy nhất làng túc cầu!

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Đội bóng 'bí ẩn' bậc nhất thế giới tôn trọng Việt Nam

Vừa làm việc ở CHDCND Triều Tiên hồi tháng 5/2016 và là HLV ngoại quốc đầu tiên của ĐTQG nước này, HLV Jorn Andersen cũng chưa biết nhiều về trình độ bóng đá châu lục ông đang công tác. Nhưng điều đầu tiên HLV người Na uy gây được thiện cảm khi đến sân bay Tân Sơn Nhất trưa 4/10 chính là thái độ vui vẻ, niềm nở.

Không tỏ ra mệt mỏi và “lãnh đạm” như các học trò (những người không nói gì với người lạ khi bước xuống sân bay, đi rải rác thay vì theo đoàn và lên thẳng xe chờ họ trước đó), HLV Jorn Andersen xuất hiện sau đó với phong thái đĩnh đạc sẵn sàng chia sẻ với giới truyền thông nước chủ nhà, những người đã chờ hơn cả giờ đồng hồ ở Tân Sơn Nhất để “diện kiến” thầy trò ông Anderson.

Phía VFF cử ông Dương Vũ Lâm cũng cất công đứng chờ cả buổi trưa (dự kiến 10h50 đội bóng này đến nơi nhưng khoảng 12h00, toàn đội mới xuất hiện ở sảnh sân bay).

HLV Jorn Andersen chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi cảm nhận về đất nước các bạn là thời tiết rất nóng, không như ở Triều Tiên. Dựa vào vị trí xếp hạng FIFA thì Việt Nam và Triều Tiên là đối thủ xứng tầm, trận giao hữu sẽ rất thú vị đấy.

Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam. Tôi không biết nhiều về Việt Nam nhưng chắc chắn trận giao hữu này sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều trong kế hoạch nâng tầm đội bóng. Triều Tiên là tập thể đoàn kết, đề cao tính kỷ luật và chúng tôi xem nhau như một gia đình. Không có ngôi sao nào đặt trên tập thể cả”.

Đội bóng bí ẩn bậc nhất thế giới tôn trọng Việt Nam - Ảnh 1.

Các cầu thủ Triều Tiên đi thành từng nhóm riêng lẻ. Ảnh: VH

Dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Chang Bok, CHDCND Triều Tiên đã không lọt qua vòng loại World Cup 2018 như mục tiêu đề ra, thậm chí họ còn dừng bước trước vòng loại thứ 3, nên người làm bóng đá nước này đã quyết định mời HLV ngoại quốc đầu tiên về làm việc để cách tân.

Ông Jorn Andersen chia sẻ thêm: “Mục tiêu của tôi khi làm việc ở Triều Tiên là đưa đội bóng trở lại thành thế lực lớn ở châu Á. Tôi vừa mới trải qua quãng thời gian ngắn huấn luyện ở đây và trận sắp tới mới là trận thứ 3.

2 trận đấu trước là những thử thách khó khăn. Tuy nhiên Triều Tiên đã có những kết quả khá tốt như hòa Iraq và thắng UAE, đội tuyển cần thêm thời gian và nhiều bài học để trở lại như trước”.

Theo danh sách Triều Tiên đưa đến Việt Nam, đội khách có những tên tuổi đáng chú ý như tiền đạo Pak Kwang Ryong. Chân sút sinh năm 1992 từng khoác áo FC Basel (Thụy Sỹ) thi đấu tại Champions League mùa 2011/2012.

Park Ryong trở thành cầu thủ đầu tiên của Triều Tiên thi đấu ở sân chơi này. Hiện tại, chân sút 9x đang khoác áo CLB Lausanne FC (Thụy Sỹ), góp 9 bàn thắng sau 14 trận.

Ngoài ra, đá cặp với tiền đạo này là Jong Il Gwa, cầu thủ nổi lên trong danh sách top 10 tài năng hàng đầu châu Á và vừa có liên tiếp 2 bàn thắng vào lưới Iraq và UAE ở 2 trận giao hữu gần nhất. Thủ thành Ri Myong Guk năm ngoái bắt chính trong trận giao hữu ở Mỹ Đình cũng đến Việt Nam.

Dù tuyên bố xã giao tôn trọng đối thủ nhưng có vẻ với những dữ kiện đã được chia sẻ và tham khảo trước đó, ông Anderson biết trình độ của chủ nhà đến đâu.

Để có được trận giao hữu với đối tác rất uy tín này, phía VFF đã phải lo toàn bộ chi phí ăn ở, sinh hoạt, vé máy bay… cho đối thủ để họ chấp nhận lời mời đến TP.HCM thi đấu.

Thầy trò HLV Jorn Andersen sẽ ở khách sạn 4 sao và đội bóng này sẽ không tập chiều 4/10 trên sân Thống Nhất để nghỉ ngơi. Họ chỉ tập lúc 17h00 chiều 5/10 để làm quen sân một ngày trước trận đấu.

Trận giao hữu giữa Việt Nam và CHDCND Triều Tiên sẽ diễn ra vào 18h00 ngày 6/10 trên sân Thống Nhất. Ở lần gặp nhau gần nhất tại Mỹ Đình tháng 5 năm ngoái, 2 đội đã hòa nhau 1-1. Mạc Hồng Quân là người ghi bàn cho đội chủ nhà, còn người đem về bàn gỡ cho đội bóng của HLV Kim Chang Bok là Song Hong Kum.

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua phạt đền... giờ sao lại thế này?

Cú nhảy không dành cho người yếu tim

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Kẻ bị võ sĩ gốc Việt hạ gục sau 20 giây “gây bão” vì hành vi hèn hạ

Cụ thể, tay đấm người Úc Julian Wallace (người từng thua xấuhổ trước võ sĩgốc Việt Ben Nguyen) vừa bị truyền thông đem ra chế giễu sauhành động đánh đập tàn nhẫn với chính người hôn thê của mình – cô Jessy Jess.

Theo Telegraph, chính miệng Julian Wallace đã thừa nhậntrước tòa án về vụ hành hung Jessy Jess chỉ vì cơn giận dữ xuất phát từ việc vợmình đã lựa chọn thực phẩm sai trước khi nấu bữa tối.

Còn theo Dailymail mô tả, gã võ sĩ xăm trổ này còn độc ác tớimức đá vào đầu vị hôn thê trước khi bóp cổ rồi còn kéo Jessy quanh khu căn hộ ởSydney và dìm đầu cô xuống đất.

Bại tướng của võ sĩ gốc Việt gây bão vì hành vi hèn hạ - Ảnh 1.

Võ sĩ Julian Wallace.

Trong khi đó, cô Jessy Jess cũng tiết lộ với một tờ báo tạiAustralia: "Anh ta hành hung tôi trong khoảng chừng 20 phút. Anh ta đá tôi khiđang đi một chiếc giày cao cổ và còn kéo tôi vào trong nhà bếp và đấm vào mặttôi ở đó.

Anh ta dìm đầu tôi bằng một tay. Tôi đã cố gắng để trốn chạynhưng không thể. Lúc đó tôi đã bị anh ta đánh đến ngất lịm đi.

Giờ đây nghĩ lại cảnh tượng kinh hoàng đó, tôi vẫn còn rất sợhãi. Sau khi dính cú đấm của anh ta, tôi đã hoàn toàn mất hết ý thức".

Jessy Jess cũng chia sẻ rằng, rất may mắn khi bản thân côcũng là một võ sĩ của làng MMA, nếu không thì cảm giác đau đớn sẽ còn kinh khủnghơn rất nhiều.

Bại tướng của võ sĩ gốc Việt gây bão vì hành vi hèn hạ - Ảnh 2.

Julian Wallace và vợ.

Bại tướng của võ sĩ gốc Việt gây bão vì hành vi hèn hạ - Ảnh 3.

Jessy Jess bị bầm dập vì màn hành hung của Julian Wallace.

Hiện tại tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng vớihành vi hèn hạ của Julian Wallace. Tuy nhiên, gã võ sĩ 28 tuổi này cũng đang bịlên án gay gắt trên mạng xã hội.

Trái với vẻ ngoài có phần hung dữ và đầy sức mạnh, JulianWallace lại chẳng phải là một võ sĩ được đánh giá cao trên sàn đấu MMA, khi chỉthượng đài 10 trận, thắng 6, thua 4 trong đó có trận thua đau đớn trướcvõ sĩ gốc Việt – Ben Nguyen.

Xem lại trận đấu Julian Wallace thua Ben Nguyen sau 20 giây.

Julian Wallace thua Ben Nguyen

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua phạt đền... giờ sao lại thế này?

Bạn thân của Pogba bất ngờ được triệu tập lên ĐT Anh

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua đá 11m... giờ sao lại thế này?

Lời tòa soạn: Nhằm tri ân và vinh danh những huyền thoại của thể thao Việt Nam, chúng tôi xin gửi tới độc giả loạt bài viết PHÍA SAU ÁNH HÀO QUANG. Đây sẽ là những bài viết đầy đủ nhất, xúc động nhất về những sự nghiệp, những cảnh đời sau khi vươn tới vinh quang của các VĐV tài năng của dải đất chữ S.

Hồi ký của ông Vua phạt đền

Nói đến Võ Hoàng Bửu, ngay lập tức người ta nhớ đến anh như một trong những tiền vệ phòng ngự hay nhất của bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, Hoàng Bửu được xem là ông Vua đá phạt đền của ĐT Việt Nam ở những năm 90.

Theo thống kê, Bửu "voi" đã thành công tuyệt đối trong 7 lần nhận trọng trách đá 11m tại các kỳ SEA Games, Tiger Cup và các trận giao hữu. Trong số ấy, cựu cầu thủ của Cảng Sài Gòn từng ghi bàn vào lưới CLB Juventus, đội vừa giành chức vô địch Cúp C1 châu Âu năm 1996.

Cũng năm này, Võ Hoàng Bửu đi vào lịch sử của bóng đá Việt Nam khi ghi cả 5 bàn thắng trên chấm phạt đền tại Tiger Cup 1996, giải đấu mà ĐT Việt Nam đã giành HCĐ. Cụ thể, tiền vệ phòng ngự này đã thực hiện cú đá 11m thành công ở phút 73 vào lưới Malaysia, giúp đội bóng của HLV người Đức Karl Heinz Weigang giành hạng Ba chung cuộc.

Năm 1996 cũng được xem là năm "kim cương" của Võ Hoàng Bửu khi anh được bầu chọn danh hiệu Quả Bóng Vàng nhờ vượt qua hai đồng nghiệp xuất sắc khác là Trần Công Minh và Nguyễn Hồng Sơn.

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua đá 11m... giờ sao lại thế này? - Ảnh 2.

Không chỉ là một tiền vệ phòng ngự xuất chúng, Võ Hoàng Bửu còn là Vua đá phạt đền không ngai.

Có thể nói, sự nghiệp sân cỏ của Võ Hoàng Bửu vô cùng huy hoàng. Nếu ở ĐT Việt Nam anh giành tấm HCB SEA Games 18, HCĐ SEA Games 19, HCĐ Tiger Cup 1996 thì ở cấp CLB, Bửu "voi" cũng khiến bất kỳ cầu thủ nào thèm khát khi sở hữu một bộ sưu tập lẫy lừng cùng đội bóng huyền thoại Cảng Sài Gòn.

Đó là vô địch quốc gia các năm 1993 , 1994, 1997, 2001, 2002 và vô địch Cúp quốc gia năm 1992 và 2000.

Cho đến 2002, Võ Hoàng Bửu phải giã từ sự nghiệp sân cỏ vì tuổi tác và chấn thương. Người ta đã nói đến cái tên Bửu "voi" và xem anh như một "biểu tượng" của Cảng Sài Gòn.

Người ta cũng kỳ vọng, sau cái buổi chiều đưa tiễn chính đội bóng huyền thoại của Sài thành xuống hạng, thì tiền vệ này sẽ bước sang một trang mới trong sự nghiệp huấn luyện của mình. Tiếc thay, điều còn lại là hàng tá câu chuyện buồn về Vua phạt đền không ngai Võ Hoàng Bửu

Bửu "voi" lên voi xuống… chó

Nếu sự nghiệp sân cỏ của Võ Hoàng Bửu huy hoàng bao nhiêu thì sự nghiệp cầm quân của anh lại trắc trở bấy nhiêu. Sau khi giải nghệ, Bửu được điều chuyển về làm công tác đào tạo trẻ của Cảng Sài Gòn. Với tư chất của ngôi sao một thời, Bửu "voi" được kỳ vọng sẽ đào tạo cho Cảng những sao mai tương lai.

Sau ánh hào quang của một danh thủ, ít người biết rằng anh đã phải nuốt nước mắt vào trong khi gia đình ly tán sau 8 năm hạnh phúc.

Có lần, ngồi với chúng tôi bên cái quán cóc ở đường Võ Văn Tần, quận 3, nhắc đến chuyện vợ con Bửu lại lặng người đi và dường như anh chẳng buồn nói. Người ta nói, Võ Hoàng Bữu có cái đầu lạnh, có bản lĩnh sắt đá, ấy mà lại tan chảy trước đường tình lận đận.

Sau lần ấy, mỗi khi gặp lại, chúng tôi cũng chẳng dám hỏi vì sợ phật lòng. Và sợ cái tính của Bửu hay cạu, nên nếu có, chỉ nói chuyện bóng đá và chuyện trên trời dưới đất để giết thời gian.

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua đá 11m... giờ sao lại thế này? - Ảnh 3.

Cuộc sống riêng đầy nước mắt, Võ Hoàng Bửu chỉ biết lấy bóng đá làm vui.

Võ Hoàng Bửu không khóc, anh kéo mình vào công việc và xem bóng đá như người tình để quên đi chuyện nhân tình thế thái. Rồi cơ hội đã đến, Bửu được trao cho chiếc ghế HLV trưởng ở Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn (trước đây là Cảng Sài Gòn).

Thực ra, để gọi là trao chưa hẳn đã đúng vì ở thời điểm ấy, người của Cảng muốn "né" chiếc ghế "có ma" này. Nguyên do là đội bóng đá đâu thua đó, phía sau lại có nhiều phe phái công kích nhau. Vậy nên, chuyện Bửu bị "dí" ghế ai cũng biết. Để rồi, đến giữa mùa, cựu tiền vệ này phải bỏ của chạy lấy người.

Mùa sau đó, Bửu "voi" về với đội bóng vùng biên Tây Ninh. Cứ ngỡ, đội bóng hạng Nhất hợp với ông thầy trẻ như Bửu, nhưng rốt cuộc chuyện tình ấy chẳng đi đến đâu. Trở lại với công việc gõ đầu trẻ ở Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn, nói thật, Bửu chẳng vui vẻ gì vì như người ta hay nói về anh là "lên voi xuống chó".

Vài năm sau, thêm một cơ hội lại đến, Võ Hoàng Bửu được tiến cử làm HLV U19 Việt Nam, lứa Văn Quyết, Hà Minh Tuấn, Nguyễn Hải Huy… nhưng anh không để lại nhiều dấu ấn. Một thời gian dài, Bửu cùng với mấy người bạn làm bóng đá cộng đồng trước khi đầu quân cho lò PVF, nhưng rồi phải sớm xách va li rời Thành Long.

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua đá 11m... giờ sao lại thế này? - Ảnh 4.

Võ Hoàng Bửu đang cô đơn khi không còn "đồng đội".

Cầu thủ Vàng đang… cô độc

Những cầu thủ vàng thuộc Thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam đã và đang có những cống hiến to lớn trong công tác huấn luyện, đào tạo trẻ. Họ được xem là những HLV thế hệ "7x" đầy tài năng đang thay thế bậc tiền bối lèo lái các ĐTQG và các CLB.

Nguyễn Hữu Thắng đã và đang ít nhiều khẳng định được bản lĩnh của mình trên vai trò HLV trưởng của ĐT Việt Nam. Cùng thế hệ, Lê Huỳnh Đức đã đưa SHB.ĐN giành 2 chức vô địch V-League.

Nguyễn Văn Sỹ từng dẫn dắt ĐT Việt Nam, các CLB Ninh Bình, Cần Thơ và bây giờ là Nam Định; Trương Việt Hoàng đang dẫn dắt Hải Phòng đua vô địch. Trần Minh Chiến đang đảm nhiệm công tác đào tạo trẻ cho Bình Dương; Thủ môn Nguyễn Văn Cường là trợ lý thủ môn của Long An.

Trần Công Minh nhiều năm làm trợ lý cho các HLV ở ĐTQG, rồi làm HLV trưởng cho Long An, Đồng Tháp; Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Hữu Đang đang có công việc ổn định và thu nhập mơ ước tại lò PVF. Những con người khác như Chí Bảo, Hồng Sơn đều có công việc ổn định và gia đình yên ấm…

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua đá 11m... giờ sao lại thế này? - Ảnh 5.

Giờ đây, Võ Hoàng Bửu cũng mất nốt cả người tình bóng đá...

Khi nhìn những đồng đội, đồng nghiệp cùng Thế hệ vàng đang thành công và thành danh, hẳn Võ Hoàng Bửu chạnh lòng lắm lắm! Cũng đúng thôi, Bửu từng nói rằng, bóng đá là "người tình" và không gì có thể chia ly cuộc đời anh khỏi "người tình" này được.

Ấy vậy mà giờ đây, sự thật đang quá phũ phàng bởi anh không còn được giới bóng đá nhắc đến tên mình. Thật buồn và đau biết mấy khi những cựu danh thủ của Cảng Sài Gòn ngày xưa hội họp, ôn cố tri ân, chẳng ai thấy hình bóng và chẳng ai mảy may nhắc đến cái tên Võ Hoàng Bửu.

Thậm chí, có lần chúng tôi hỏi thăm thì tất cả đều nói rất thẳng thừng: "Đừng bao giờ nhắc đến ông ấy ở đây nữa!".

Võ Hoàng Bửu bây giờ đang làm gì và ở đâu cũng chẳng mấy ai biết? Thật lạ lùng cho một danh thủ vang bóng với những ngón nghề đá phạt đền "độc nhất vô nhị" của bóng đá Việt Nam.

Và thật lạ lùng, trong khi người ta tung hô những đồng đội của anh ngày nào lên đến mây xanh thì đã từ lâu, lâu lắm rồi, Võ Hoàng Bửu không có bất kỳ một hình ảnh, con chữ nào trên các mặt báo, nhà đài.

Không có nhiều đồng đội chơi chung và cũng chẳng còn được gắn bó với đời sống bóng đá, vốn như giấc mơ sau khi treo giày, Võ Hoàng Bửu đang trở thành một kẻ nổi tiếng cô độc trong làng bóng.

Người ta đã nói về những nguyên do và cả những câu chuyện tình ái. Thực hư thế nào thì không thể bàn luận. Chỉ biết rằng, người hùng một thời của bóng đá Việt Nam đang rơi vào bi kịch của một người muốn tận hiến nhưng lại bị sống trong hoài nghi và cả những ánh mắt dè bửu của người đời.

Thôi thì "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" Võ Hoàng Bửu nhé!

Bản lý lịch hoành tráng

HLV Võ Hoàng Bửusinh năm 1968 tại TP.HCM, từng hoác áo Cảng Sài Gòn từ 1988 đến 2005 và Thép Miền Nam từ 2005 đến 2007, khoác áo ĐTQG 1993 đến năm 2000.

Cựu danh thủ này từng cùng Cảng Sài Gòn giành vô địch quốc gia các năm 1993 , 1994, 1997; cúp quốc gia năm 1992 và 2000.

Trong sự nghiệp của mình, Hoàng Bửu từng giành HCB SEA Games 18 năm 1995. HCĐ SEA Games 19 năm 1997, HCĐ Tiger Cup năm 1996, Qủa Bóng vàng Việt Nam năm 1996.

Bi kịch của một HLV

Võ Hoàng Bửu có đầy đủ các bằng C, B và A huấn luyện viên do AFC (Liên đoàn bóng đá châu Á) cấp. Với những tấm bằng này, cựu danh thủ của bóng đá Việt Nam có thể làm việc ở ĐTQG, các CLB trong nước và nước ngoài. Ấy vậy mà, anh lại không thể kiếm nổi một công việc vốn là đam mê và đã ngấm sâu vào máu.

Trần Minh Chiến: Từ bàn thắng huyền thoại đến... bàn mổ và sự phũ phàng đầy bí ẩn

Cầu thủ Việt mưu sinh thế nào sau khi giải nghệ?

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Triều Tiên "nhạy cảm", thầy trò HLV Hữu Thắng hưởng lợi

Tâm lý chung của người Việt Nam là sẽ muốn một chiến thắng, điều này khỏi tranh cãi rồi. Nhưng với thầy trò HLV Hữu Thắng, họ muốn một trận đấu thật khó khăn, khốc liệt... thua cũng được.

Vì sao? Vì đây là 1 trận đấu giao hữu hòng rèn luyện, tập rượt chứ chẳng phải phân hơn thua. Chính vì thế, ĐT Việt Nam cần một đối thủ mạnh, chơi hết mình để những điểm mạnh, yếu của chủ nhà được phơi bày rõ rệt.

May thay, chúng ta đang có cơ hội để gặp một địch thủ như thế. Khác với vẻ ngoài lầm lì, ít nói của các cầu thủ Triều Tiên khi tới Việt Nam, khi ra sân vào ngày 6/10 tới, họ chắc chắn sẽ đầy nhiệt huyết.

ĐTQG Triều Tiên vừa thất bại trước vòng loại thứ 3 của World Cup khu vực châu Á. Vì điều đó, họ đã sa thải HLV Kim Chang Bok và lần đầu tiên mời một ông thầy ngoại, Jorn Andersen.

Triều Tiên nhạy cảm, thầy trò HLV Hữu Thắng hưởng lợi - Ảnh 1.

ĐTQG Việt Nam rất cần một đối thủ mạnh và quyết tâm như Triều Tiên hiện tại.

Với hoàn cảnh ấy, các thành viên của ĐT Triều Tiên cũng như ông thầy mới hiểu rằng họ cần có những thành tích khởi sắc ngay lập tức, ở mọi mặt trận.

Điều đó được thể hiện 1 phần thông qua việc Triều Tiên mang đội hình rất mạnh với Việt Nam, gồm những Pak Kwang Ryong (tiền đạo, từng chơi Champions League trong màu áo Basel), Jong Il Gwa (từng lọt top 10 tài năng châu Á)...

Về mục tiêu trong thời gian tới, HLV Jorn Andersen chia sẻ với Thể thao văn hóa: "Mục tiêu của tôi khi làm việc ở Triều Tiên là đưa đội bóng trở lại thành thế lực lớn ở châu Á. Tôi vừa mới trải qua quãng thời gian ngắn huấn luyện ở đây và trận sắp tới mới là trận thứ 3.

Hai trận đấu trước là những thử thách khó khăn. Tuy nhiên Triều Tiên đã có những kết quả khá tốt như hòa Iraq và thắng UAE, đội tuyển cần thêm thời gian và nhiều bài học để trở lại như trước".

Triều Tiên đang trở lại sau thất bại và mạnh mẽ nhất là tinh thần thi đấu, khi từng người hiểu phía sau thất bại có thể là những điều rất tồi tệ. Đấy lại đúng là điều HLV Hữu Thắng đang rất cần: Một đối thủ chơi hết mình.

Nếu ở trận đấu tới, Việt Nam không thể thắng Triều Tiên thì cũng đừng buồn. Quan trọng nhất là đội bạn sẽ chơi hết mình thế nào, và chủ nhà sẽ tích lũy được những gì trước một đối thủ mà VFF đã phải dùng hết tâm sức để mời về!

Ngoài trổ tài diễn thuyết, VFF còn phải bao tất cả các chi phí khi mời Triều Tiên sang Việt Nam.

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua phạt đền... giờ sao lại thế này?

Chủ nhà xử ép, game thủ Trung Quốc cũng sang bênh Việt Nam

Cụ thể vào chiều 4/10 ở nội dung solo Assyrian, game thủ đượcđánh giá khá cao là Tutj của Việt Nam đối đầu với một gương mặt khá mới là LongThành Hổ của Trung Quốc.

Ở trận đấu thứ 4 khi Tutj đang bị dẫn với tỷ số 1-2 thì dànmáy toàn đoàn AOE Việt Nam bất ngờ bị mất kết nối mạng.

Đây là thời điểm mà Timeline (chỉ số để đánh giá thế trậntrong môn AOE) đang tỏ ra cân, tuy nhiên Long Thành Hổ không đồng ý đánh lại màcho rằng Tutj đã lép vế hơn nếu xét về thế trận.

Sau đó, rất đông các thành viên trong đoàn AOE Việt Nam yêucầu ban tổ chức cho đánh lại để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho game thủ ngườiHà Nội. Song yêu cầu này đã bị phía nước bạn từ chối.

Thậm chí ngay cả Lôi Lão Hổ - một game thủ được đánh giá khácao ở nội dung Assyrian của đoàn Trung Quốc còn đứng ra bảo vệ quan điểm chođoàn AOE Việt Nam khi cho rằng thế trận trước khi xảy ra sự cố vẫn còn tương đốicân bằng, khó lường và trận này cần phải được đánh lại.

Khi các thành viên của hai đoàn còn đang tiếp tục tranh luậnthì game thủ Tutj đã chấp nhận dừng cuộc chơi, nhận thua với tỷ số 1-3.

Chủ nhà xử ép, game thủ Trung Quốc cũng sang bênh Việt Nam - Ảnh 1.

Giải AOE Quảng Đông Open đang tồn tại khá nhiều vấn đề về công tác tổ chức.

Đáng nói, nếu như theo quan điểm của phía Trung Quốc rằng nếugặp sự cố mất kết nối từ phút 16 trong game thì sẽ phân định thắng thua theoTimeline thì một trận tương tự ở kèo 2vs2 Shang của Chim Sẻ Đi Nắng và Hồng Anhđối đầu Sơ Luyến, Phong Lưu Tình cũng không thể đánh lại được.

Như vậy, sau sự cố lùm xùm này, có thể nhận thấy hai điều từđoàn Trung Quốc. Thứ nhất là ở công tác tổ chức vẫn còn vấn đề khi để các trườnghợp lỗi mạng rất tiếc xảy ra trong khi các game thủ đang thi đấu.

Thứ hai, người Trung Quốc đang không thực sự fair-play vớiđoàn Việt Nam. Đây là điều không nên có nếu muốn những giải đấu lần sau được trởnên chuyên nghiệp và có sức thu hút lớn hơn.

Hiện tại, các game thủ vẫn tiếp tục thi đấu vòng tứ kết nộidung solo Assyrian và chúng tôi sẽ cập nhật kết quả ở những bảntin tiếp theo.

Ở vòng tứ kết, theo bốc thăm thì Chim Sẻ Đi Nắng đối đầu với Truy Mệnh. Tuy nhiên, khá bất ngờ khi Truy Mệnh đã không thi đấu mà nhậnthua 0-3 để nhường luôn tấm vé vào vòng bán kết cho người đồng đội.

Kẻ bị võ sĩ gốc Việt hạ gục sau 20 giây “gây bão” vì hành vi hèn hạ

Cá hồ Tây chết, riêng cá này thì không bao giờ

Loài cá duy nhất không những chẳng hề sứt một cái vẩy và ngày càng béo tốt ấy, xin được nói luôn cho khỏi ươn, là cá độ. Nếu mại dâm xuất hiện từ khi có loài người, thì cá độ đã có thậm chí trước khi bóng đá chính thức trở thành một môn thể thao có luật lệ.

Thời Trung Cổ, đám lãnh chúa đã tổ chức các trận đấu có định dạng na ná bóng đá ngày nay và người xem tiến hành đặt cược vào đội bóng mà họ tin tưởng. Không dừng lại ở đó, tại một số nơi, cầu thủ đảm nhận vai trò đội trưởng của mỗi đội bóng phải đặt cược bằng chính mạng sống của mình. Nếu thua, đội trưởng sẽ bị đem đi chém đầu.

Cùng với dòng chảy thời gian, loài cá mang tên cá độ ngày càng vạm vỡ. Không phân biệt nước ngọt hay nước mặn, thậm chí chẳng cần có lấy một giọt chất lỏng đi nữa, cá độ vẫn bơi tung tăng đến mọi ngóc ngách trên trái đất.

Nhờ sự tiếp tay của người chơi, cá độ đã tiến hóa ra nhiều thể loại. Đầu tiên chỉ có cá handicap (chấp bóng), cá tài, cá xỉu, sau có thêm cả cá phạt góc, cá thẻ vàng và cá xiên… Để chăm sóc và quản lý đàn cá khổng lồ ấy, người ta cho xây dựng các bè cá khổng lồ. Có thể dễ dàng liệt kê ra vô số những bè cá nổi tiếng, ví dụ William Hill, Labrokes, Bet365, M88, 188Bet…

Cá hồ Tây chết, riêng cá này thì không bao giờ - Ảnh 1.

Theo thống kê, lợi nhuận của các nhà cái thể thao nói chung và bóng đá nói riêng chẳng kém gì lời lãi của các hãng sản xuất vũ khí hay các tổ chức buôn ma túy xuyên lục địa. World Cup 2016, chi nhánh tại Dublin (Ireland) của Paddy Power đã thu hút gần 150 nghìn tài khoản với tổng giao dịch mỗi ngày đạt tới con số hàng tỷ bảng.

Nên nhớ, dân số của Dublin chỉ là hơn 500 nghìn người. Tính bình quân, cứ 3 người Dublin là có một người "đánh bắt cá".

Ở châu Âu, dân chúng chủ yếu là chơi cá độ hợp pháp. Gọi vui, đó là cá nổi. Tại châu Á, do cá độ hợp pháp vẫn chưa được thông qua tại nhiều quốc gia, cá nổi có rất ít hoặc không có, đại đa số là cá chìm, tức cá độ bất hợp pháp.

So với cá nổi, cá chìm ăn tạp, ăn khỏe hơn rất nhiều. Đơn giản là cá nổi phải trả tiền cược trước theo một hạn mức nhất định, cá chìm được chơi chịu không giới hạn số tiền đến hết tuần mới cộng sổ một lần.

Trò chuyện với phóng viên AFP tại một quán cafe nhỏ tại Hà Nội nhân dịp EURO 2016, một cá chìm đang ngắc ngoải thừa nhận đã tán gia bại sản vì trò đỏ đen. "Cá cược bóng đá khiến tôi mất gần hơn 10 tỷ đồng, bao gồm 2 căn nhà và một nhà hàng", dân chơi nọ tổng kết thiệt hại ở kỳ EURO trước đó.

Cá hồ Tây chết, riêng cá này thì không bao giờ - Ảnh 2.

Bồ Đào Nha lên ngôi tại Euro 2016 đã "giết" rất nhiều người "đánh bắt cá".

Nếu cá sống dưới nước bị câu hụt một lần thì sẽ không bao giờ đớp những miếng mồi khả nghi nữa, còn loài cá đi bằng hai chân trên cạn gần như không cưỡng lại được cơn nghiện cờ bạc.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an), chỉ trong 6 tháng cuối năm 2012, các cơ quan chức năng đã ngăn chặn thành công khoảng 1 ngàn trang web cá độ, qua đó ngăn chặn hàng chục nghìn tỷ đồng chảy ra nước ngoài thông qua các "dây câu'' trong nước.

Tháng 7 vừa qua, khi mà giải bóng đá được quan tâm bậc nhất tại Việt Nam là Premier League còn chưa bắt đầu bước vào mùa giải mới, lực lượng công an đã cất vó được hàng loạt "ổ cá", trong đó có vụ bắt giữ Bùi Quang Huy, đối tượng cầm đầu đường dây cá độ bóng đá có lượng giao dịch gần 8.000 tỷ đồng tại Hải Phòng.

Trong một hồ nước có nhiều chất thải độc hại, cá rô phi, cá chép, cá gỉ gì gi nào cũng không tránh khỏi tuyệt diệt.

Ngược lại, trong một xã hội bị ô nhiễm nặng nề bởi các vấn nạn như tham nhũng, đầu cơ, con ông cháu cha và thất nghiệp, cá độ càng sinh sôi nảy nở "nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn" y hệt khẩu hiệu của Thế vận hội. Đói ăn ắt làm càn, đó là quy luật tự nhiên.

Muốn triệt tiêu cá độ và cứu lấy cá dưới hồ, cái đó lại hoàn toàn thuộc phạm trù nhân tạo.

Võ Hoàng Bửu: Người hùng, Vua phạt đền... giờ sao lại thế này?

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Đòn thù của hồ ly và cơn giông trước bão tháng Mười

Mùa giải 2015/16, Bầy cáo Leicester City đã làm cả thế giới sửng sốt khi ngang nhiên vô địch Ngoại hạng Anh bất chấp sự đeo bám của những tên tuổi lớn khác như Man City, Arsenal hay Man United…

Với nhiều người, đó là khoảnh khắc cáo đã tiến hoá thành hồ Ly. Hồ ly Leicester bây giờ không thiếu sự khôn ngoan và nguy hiểm, hơn hẳn những ngày họ chỉ mới bắt đầu làm xôn xao dư luận bóng đá Anh. Dù đã có những va vấp đầu mùa giải này nhưng đối mặt với họ không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Đòn thù của hồ ly và cơn giông trước bão tháng Mười - Ảnh 1.

Leicester đang là ĐKVĐ Premier League.

Nếu Leicester City là bầy hồ ly nguy hiểm thì Claudio Ranieri chắc chắn phải là vị hồ ly vua. Trái với vẻ ngoài có phần hiền lành đến khắc khổ, bên trong là bộ óc thiên tài đã giúp cho đội chủ sân King Power tạo nên một trong những chiến tích vĩ đại nhất của lịch sử bóng đá thế giới.

Và từ mùa giải rồi, Ranieri đã tự tháo đi cái mác "gã thợ hàn" để sánh vai nhà vô địch với bản lĩnh hơn hẳn.

Đối thủ mà bầy hồ ly này nhắm đến là Quỷ đỏ thành Manchester. Không giấu ý đồ, Ranieri nói rằng ông muốn trả thù Mourinho sau trận thua tại Siêu cúp Anh.

Nhưng với riêng bản thân ông, việc trả thù Mourinho còn liên quan đến ân oán của hơn 10 năm trước khi chính HLV người Bồ Đào Nha đã đá ông khỏi Stamford Bridge.

Tuy mùa rồi, sau trận thua Leicester, Mourinho đã bị Chelsea sa thải nhưng nếu có cơ hội dìm đối thủ thêm một lần nữa thì Ranieri có chịu bỏ qua không?

Đòn thù của hồ ly và cơn giông trước bão tháng Mười - Ảnh 2.

Ranieri sẽ không từ chối cơ hội trả thù Mourinho.

Và đây là cơ hội vàng để Ranieri xát muối vào vết thương của Mourinho. Dù vừa có trận thắng tại League Cup nhưng trước đó Man United đã thua liên tiếp 3 trận. Sức ép ngàn cân đang đè lên vai Người đặc biệt.

Một trận thua nào nữa trong hoàn cảnh này đều khiến cho một Man United đang mong manh dễ vỡ sẽ tan nát thật sự. Leicester City và Ranieri hiểu điều đó và họ cũng đủ sức đánh bại Quỷ đỏ dù Old Trafford không phải là miền đất lành.

Đừng quên rằng tại trận Siêu cúp đầu mùa, Man United đang giai đoạn hưng phấn mà chỉ thắng Leicester sát nút. Giờ họ đang sa sút thì một thất bại cũng hoàn toàn dễ hiểu.

Mặt khác, Ranieri hiều rằng nếu đánh bại Man United bây giờ tức là ông đã mang giông về Old Trafford trước khi cơn bão chính thức ập đến. Từ ngày 18 đến 26 tháng Mười, tức trong 8 ngày Man United phải gặp Liverpool, Fenerbahce, Chelsea và Man City ở cả 3 mặt trận.

Đòn thù của hồ ly và cơn giông trước bão tháng Mười - Ảnh 3.

Man United đang gặp khủng hoảng trầm trọng.

Nếu Man United thua Leicester City, cùng 3 trận thua trước đó có thể khiến họ chẳng còn nhuệ khí nào cho tháng Mười bão tố. Khi ấy chiếc ghế của Mourinho lại lung lay dữ dội.

Ranieri và Leicester City có thể chẳng quan tâm đến những điều xa xôi như vậy nhưng họ thừa hiểu hoàn cảnh của Quỷ đỏ lúc này là như thế nào. Ranieri đã nói trả thù thì chắc chắc thầy trò ông sẽ làm và cố làm cho tốt nhất.

Đòn thù của họ dù vô tình hay cố ý đều góp phần đẩy Man United vào thảm cảnh. Một khi Quỷ đỏ đang yếu ớt ngay tại hang ổ của mình thì làm sao chống lại nanh vuốt của hồ ly đây?

Cơn bão tháng Mười còn chưa đến nhưng có thể sau trận đại chiến này, giông đã bao trùm cả Nhà hát của những giấc mơ.

Vào lúc 18h30 hôm nay, chúng tôi sẽ tường thuật trận đấu giữa Man United vs Leicester.
Bạn thân "bóc mẽ" điều tệ hại nhất của Mourinho

Ghi bàn quá muộn, Tuấn Anh gặp khó tại Nhật Bản

Tuấn Anh hết cơ hội tại Nhật Bản

Trước Parceiro Nagano tại cúp Hoàng Đế, Tuấn Anh đã giúp Yokohama FC có 1 tình huống penalty để cân bằng tỷ số 2-2 (67’). Đến phút 101, chính Tuấn Anh thêm một lần nữa tỏa sáng, trực tiếp ghi bàn giúp CLB J-League 2 thắng đội bóng J-League 3 với tỷ số 3-2.

Tuấn Anh ghi bàn cho Yokohama FC

Sau màn trình diễn này của Tuấn Anh, nhiều người tin rằng tương lai tiền vệ này tại Nhật Bản sẽ sáng rõ hơn. Nhưng thực tế không như vậy.

Vào ngày 2/10 tới, Tuấn Anh sẽ về nước, tập trung cùng ĐTQG Việt Nam để chuẩn bị thi đấu AFF Cup 2016. Từ nay tới lúc đó, Yokohama FC chỉ còn đúng 1 trận đấu trên sân Kamatamare Sanuki tại J-League 2.

Kamatamare Sanuki hiện đứng thứ 19/22 ở BXH J-League 2. Đội bóng này thua 4, hòa 1 trong 5 trận gần nhất tại giải đấu. Lẽ ra đây sẽ là 1 trận đấu vô cùng thích hợp để Yokoham FC tiếp tục tung Tuấn Anh ra sân.

Ghi bàn quá muộn, Tuấn Anh gặp khó tại Nhật Bản - Ảnh 2.

Tuấn Anh gần như không còn cơ hội ra sân tại Nhật Bản trước khi về nước ngày 2/10 tới.

Nhưng đáng tiếc, trận đấu này chỉ cách trận gặp Parceiro Nagano vỏn vẹn 3 ngày và khó lòng đủ cho 1 cầu thủ vốn chưa đáp ứng tốt yêu cầu về thể lực như Tuấn Anh thi đấu tiếp.

Mà có lẽ khi quyết định cho Tuấn Anh thi đấu tại cúp Hoàng Đế, phía Yokohama FC vốn đã tính chuyện tiền vệ này không được ra sân tại vòng 33 J-League 2 rồi!

Ghi bàn quá muộn, Tuấn Anh gặp khó tại Nhật Bản - Ảnh 3.

AFF Cup là cơ hội để Tuấn Anh thể hiện mình tiến bộ thế nào với cả Yokohama FC lẫn HAGL.

Nhưng vẫn còn cứu cánh là AFF Cup 2016

Như thế, trở về Việt Nam chuẩn bị và thi đấu AFF Cup 2016 sẽ là cơ hội cuối cùng để Tuấn Anh ghi điểm trong mắt CLB Nhật Bản. Bởi AFF Cup 2016 sẽ diễn ra từ ngày 19/11 – 17/12 trong khi tới ngày 20/11, J-League 2 đã kết thúc.

Màn trình diễn của Tuấn Anh trên ĐTQG sẽ là mấu chốt quyết định xem Yokohama FC có muốn ký tiếp hợp đồng với tiền vệ này hay không. Và quan trọng hơn, nó sẽ là thước đo cho những tiến bộ của Tuấn Anh sau thời gian "du học" tại Nhật Bản.

Sự tiến bộ của Tuấn Anh, nếu có, sẽ là cơ sở để phía HAGL cân nhắc việc tiếp tục cho tiền vệ này du học hay trở lại CLB phố Núi thi đấu V-League 2017.

Tuấn Anh vẫn còn cơ hội ra sân ở cúp Hoàng Đế

Trong khi ngày 20/11, J-League 2 đã kết thúc thì cúp Hoàng Đế 2016 tại Nhật Bản tới ngày 1/1/2017 mới diễn ra Chung kết. Vòng 4 của giải này sẽ diễn ra từ ngày 9-12/11 (Yokohama FC sẽ góp mặt).

Nếu đi tiếp, Yokohama FC sẽ chơi Tứ kết ngày 24/12, Bán kết ngày 29/12 và cuối cùng là Chung kết. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đây sẽ là giải đấu duy nhất Yokohama FC có thể còn ra sân và khi cơ hội vô địch tới gần, nó sẽ trở nên quan trọng hơn.

Điều đó đồng nghĩa, dù chơi tốt tại AFF Cup và quay lại Nhật, cơ hội Tuấn Anh được đá cúp Hoàng Đế cũng không cao.

Bạn thân "bóc mẽ" điều tệ hại nhất của Mourinho

"Cạn lời" với bàn thua không tin nổi của thủ môn Triều Tiên

Bàn thua của thủ môn Triều Tiên

Đây là trận đấu cuối cùng trong khuôn khổ vòng bảng giải U-16 Châu Á tại Ấn Độ. Trận đấu giữa U-16 Uzbekistan và U-16 Triều Tiên chỉ nhằm xác định ngôi đầu bảng khi cả hai đội đã chắc suất vào tứ kết. Kết quả của trận đấu là 3-1 nghiêng về Uzbekistan.

Các bàn thắng của Uzbekistan được ghi do công của Rasul Yuldoshov (cú đúp) và Ibrokhim Ganikhonov, trong khi Ri Kang Guk ghi bàn an ủi cho Triều Tiên.

Trận đấu này không có gì để nói nếu không có pha để thua khó hiểu của thủ môn Jang Paek-ho bên phía Triều Tiên.

Phút 49, thủ thành Jasurbek Umrzakov của Uzbekistan có pha phát bóng lên rất mạnh, bóng đi không khó nhưng bất ngờ thủ môn Triều Tiên lao ra khỏi vòng cấm rồi nhảy lên để bóng trôi qua đầu.

Sự hài hước chưa dừng lại ở đó, trong khi bóng nảy lên vài lần từ từ lăn vào lưới thì thủ thành của Triều Tiên lại chần chừ không lao nhanh về cứu bóng.

Khi Jang Paek-ho lao về thì chạy được vài bước lại… vấp té. Nếu không có hàng loạt tình huống hài hước này, thủ thành Triều Tiên chắc chắn sẽ cứu thua được.

Đến lúc bóng đã đi gần vào lưới nhà thì Jang Paek-ho mới đứng dậy và chạy hết sức về cứu bóng nhưng tất nhiên là… không kịp.

Người hâm mộ có thể cười cợt về bàn để thua quá ngớ ngẩn và hài hước của thủ thành U-16 Triều Tiên và họ chắc chắn cũng không quên đặt câu hỏi có bán độ trong tình huống này không.

Bàn thua không thể tin nổi của thủ môn Triều Tiên - Ảnh 2.

Bàn thua không thể tin nổi của thủ môn Triều Tiên - Ảnh 3.

Bàn thua không thể tin nổi của thủ môn Triều Tiên - Ảnh 4.

Bàn thua không thể tin nổi của thủ môn Triều Tiên - Ảnh 5.

Bàn thua không thể tin nổi của thủ môn Triều Tiên - Ảnh 6.

Bàn thua không thể tin nổi của thủ môn Triều Tiên - Ảnh 7.

Cận cảnh bàn thua hài hước của thủ môn Triều Tiên.

Ở vòng tứ kết, Uzbekistan sẽ gặp Israel, còn Triều Tiên sẽ gặp Oman vào ngày 26-9. Ở giải này, U16 Việt Nam cũng chơi rất xuất sắc khi giành quyền vào tứ kết gặp Iran.

4 đội mạnh nhất ở giải đấu này sẽ giành quyền tham dự VCK World Cup U17 thế giới vào năm sau. Điều này đồng nghĩa, chỉ cần vượt qua Iran ở trận đấu tới, U-16 Việt Nam sẽ hiện thực hóa giấc mơ của mình.

Quá bất mãn, Bale muốn rời Real, gia nhập Man United

U19 Việt Nam đứng dậy sau thảm bại trước Australia

Trước trận đấu tranh huy chương đồng gặp Timor Leste, U19 Việt Nam chỉ thả lỏng và tập thể dục nhẹ. Vấn đề chính với các học trò của HLV Hoàng Anh Tuấn lúc này là sức mạnh tinh thần, chứ không phải là thể lực, sức bền hay chiến thuật.

Bởi vậy, Ban huấn luyện có cuộc họp nội bộ nhằm động viên tinh thần các cầu thủ. "Tôi không muốn các em buông xuôi. Tôi đã động viên để các em có tinh thần tốt nhất bước vào trận tranh huy chương đồng", HLV Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.

Trong khuôn khổ vòng bảng, U19 Việt Nam từng thắng đậm 4-1 trước U19 Timor Leste. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta sẽ lại dễ dàng vượt qua đối thủ ở trận tranh huy chương đồng lúc 16h chiều nay (24/9).

Bởi trước khi có mặt ở trận đấu này, Timor Leste đã chơi rất kiên cường trước U19 Thái Lan ở trận bán kết 1, khiến đội bóng xứ chùa vàng phải rất vất vả để giành chiến thắng với tỷ số 2-1.

U19 Việt Nam không buông xuôi ở trận tranh HCĐ - Ảnh 1.

U19 Việt Nam sẽ không buông xuôi ở trận tranh HCĐ

"U19 Việt Nam sẽ không chủ quan trước Timor Leste. Chúng tôi nhập cuộc với tinh thần và quyết tâm cao nhất", HLV trưởng U19 Việt Nam khẳng định.

Sau khi trận tranh huy chương đồng kết thúc, cuộc so tài tranh ngôi vô địch giữa U19 Australia vs U19 Thái Lan sẽ diễn ra lúc 19h cùng ngày.

Không được đánh giá cao như U19 Australia trước khi giải bắt đầu, nhưng càng đá, U19 Thái Lan càng cho thấy sức mạnh và sự ổn định.

Hơn hết lúc này, họ đang tràn đầy quyết tâm để bảo vệ chức vô địch (U19 Thái Lan giành chiến thắng 6-0 trước U19 Việt Nam, qua đó giành chức vô địch giải U19 Đông Nam Á 2015 tại Lào).

Tính đến trước trận chung kết, U19 Thái Lan không thua trận nào. Đáng chú ý, họ từng có chiến thắng ấn tượng 5-1 trước U19 Australia tại vòng bảng.

Gặp lại Australia trong trận chung kết, U19 Thái Lan chắc chắn không muốn đối thủ có cơ hội lấy lại thể diện. Tuy nhiên, đội bóng xứ chuột túi đang có tinh thần tốt nhất sau khi thắng đậm U19 Việt Nam ở bán kết. Bên cạnh đó là những kinh nghiệm đúc rút được sau trận thua Thái Lan ở vòng bảng.

Trận tranh hạng ba (16h) và trận chung kết (19h) cũng như lễ trao giải VCK U19 Đông Nam Á 2016 sẽ diễn ra tối nay, trên sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội).

Muốn Man United thay đổi, Mourinho phải học Albert Einstein

Đại diện của Ronaldo chưa là gì nếu so với người này

vccorp.vn

Copyright © 2008 - 2016 – Công ty Cổ phần VCCorp

Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943 113 999
Email: btv@soha.vn
Giấy phép số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.

Mai Thành Đạt: Từ cậu bé nhổ cỏ cà phê đến đấu trường Futsal World Cup

Tuổi thơ lên nương lên rẫy

Tuổi lên 10, Mai Thành Đạt theo chân cha vào tận Chư Păh, tỉnh Gia Lai làm kinh tế mới. Đạt kể, ngày ấy cả gia đình bòn góp khắp nơi, mua được 5 sào cà phê. Sau thời gian bàn tính, cha dắt anh vào Tây Nguyên với hy vọng sẽ thoát được cái nghèo cái khổ.

Chư Păh lúc bấy giờ, người thưa, đồi vắng, đêm nằm trong căn nhà lợp tôn chỉ nghe tiếng dế kêu và tiếng của rừng chứ bóng người qua lại thưa thớt.

Tuổi lên 10, cậu bé đen dỏng đã phải theo cha lên rẫy quần quật nhổ cỏ, tưới nước, chăm từng gốc cà phê. Cuộc sống cứ trôi đi trong những dòng nước mắt vì nỗi nhớ nhà và cả cái sự buồn bã của thế giới trẻ con.

Từ cậu bé nhổ cỏ cà phê đến đấu trường Futsal World Cup - Ảnh 1.

Mai Thành Đạt (thứ 2 từ phải qua trái) mới ngày nào còn trồng cafe, nay đã là người hùng futsal Việt Nam.

Đạt thiết tha muốn được về nhà! Cậu bé khóc dữ dội. Nhưng người cha biết rằng, tương lai của gia đình và của cậu là ở đây nên đã phải dỗ dành để Đạt ở lại. Sống trong khổ cũng thành quen, Đạt bảo thế. Rồi cả gia đình cũng đoàn tụ khi cùng chuyển vào Gia Lai sinh sống.

Cả một vùng đất đỏ cũng dần có những mái nhà san sát. Những cậu thiếu niên trạc tuổi Đạt càng đông hơn. Thế nên, những sân bóng bắt đầu mọc lên.

Gọi là cái sân bóng cho sang chứ thực ra, đó là một đám đất bỏ hoang, nó trở nên bằng phẳng khi Đạt và đồng bọn ngày nào cũng ra đó để dẫm mãi bằng đôi chân trần và trái bóng cao su.

Tuổi 15, cậu bé ấy bộc lộ năng khiếu bóng đá và nổi tiếng một vùng. Đạt được đá cho thôn, lên xã, rồi lên huyện… cuối cùng được mời xuống Trường Năng khiếu Gia Lai ở Pleiku ăn tập ở lứa U15.

Bố Đạt kể với chúng tôi: "Đạt có năng khiếu và mê bóng đá lắm! Ngày đó, xuống phố tập được ít thời gian thì hắn quay về. Tôi hỏi, hắn nói, không hợp vì ở đó toàn con nhà có điều kiện. Đi tập về ra hắn co ro, chẳng biết chơi với ai, lủi thủi một mình nên xin về".

Từ cậu bé nhổ cỏ cà phê đến đấu trường Futsal World Cup - Ảnh 2.

Mai Thành Đạt chơi bóng khá muộn, nhưng có tài năng thiên bẩm.

Chuyện cậu sinh viên tay ngang

Không bóng đá, nghe lời cha, Đạt cố học lấy con chữ để mai này kiếm lấy cái nghề. Đạt thi đậu vào một trường Cao đẳng ở Nha Trang (Khánh Hòa). Chàng trai 18 tuổi năm ấy, nổi danh cả trường nhờ đá bóng giỏi và hát hay.

Thế rồi cơ duyên đến, Mai Thành Đạt gặp được HLV Đặng Đình Khang (bây giờ là HLV của CLB Sanna Khánh Hòa). Niềm đam mê của cậu bé ngày nào trỗi dậy, nhưng không phải bóng đá dành cho sân 11 người mà là sân mini.

Từ cậu bé nhổ cỏ cà phê đến đấu trường Futsal World Cup - Ảnh 3.

Là tay ngang nhưng Mai Thành Đạt như viên ngọc quý với các HLV.

Ông Khang chia sẻ với chúng tôi: "Đạt cần cù lắm, bất kể trời nắng hay mưa thì cậu ấy cũng có mặt đúng giờ để tập luyện.

Nhiều lúc thấy Đạt ướt đẫm mồ hôi vác xe đạp qua con dốc vì xe không tải nỗi người, mà tôi thương nó vô chừng. Tôi biết người như Đạt sẽ thành công và tôi nghĩ, bây giờ cậu ấy đã có chỗ đứng của mình trong làng futsal".

Đúng vậy, từ một bé nông dân, một cậu sinh viên tay ngang, bây giờ Mai Thành Đạt đã có được gì mình mơ ước, như giành hạng Nhì giải VĐQG năm 2012 và 2013. Đặc biệt là giành chức VĐQG 2015 và anh cũng chính là chủ nhân của danh hiệu Cầu thủ Xuất sắc nhất giải.

Đấy cũng là nguyên do để HLV ĐT futsal Việt Nam – ông Bruno Garcia triệu tập Thành Đạt lên đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho các giải đấu lớn như VCK futsal châu Á, giải VĐ Đông Nam Á…

Từ cậu bé nhổ cỏ cà phê đến đấu trường Futsal World Cup - Ảnh 4.

Từ sân bóng trên nương, trên rẫy tới sân đấu Wold Cup, đọ sức cùng các anh hào như Italia, Nga, Argentina...

Câu chuyện chiếc vé dự World Cup

Những tưởng đã bị mù

Trong trận đấu với ĐT Nga, sau một pha va chạm, Mai Thành Đạt đã bị chấn thương ở mắt.

Cầu thủ này đã rất hốt hoảng bởi sau pha bóng ấy anh đã không còn nhìn thấy đường và phải đến thẳng bệnh viện cấp cứu.

Rất may, đôi mắt của Đạt không ảnh hưởng gì nhiều.

Trong danh sách 15 câu thủ tham dự VCK futsal châu Á 2016 tại Uzbekistan, Sanna Khánh Hòa chỉ có một cầu thủ được góp mặt là thủ môn Nguyễn Đình Ý Hòa.

Thật ra trước đó, đội bóng phố Biển còn có Trần Văn Thanh và Mai Thành Đạt. Cuối cùng vì lý do khác nhau, 2 cầu thủ này đã bị HLV Bruno Garcia loại khỏi đội hình.

Trước thềm chuẩn bị cho VCK Futsal World Cup, bộ 3 của Sanna Khánh Hòa tiếp tục được gọi. Trước ngày lên đường, gần như chỉ Ý Hòa là có triển vọng. Bản thân Mai Thành Đạt cũng nói rằng, anh không có cơ hội đến Colombia .

Thế rồi, trước giờ lên đường sang Tây Ban Nha tập huấn, trợ lý HLV Hector đã báo tin vui cho anh. Hy vọng lại sống dậy nhưng Fixo của ĐT futsal Việt Nam phải vượt qua một vòng cuối cùng tại Colombia, đấy là thời điểm HLV Bruno Garcia gút danh sách cuối cùng, tức là phải loại thêm một người.

Từ cậu bé nhổ cỏ cà phê đến đấu trường Futsal World Cup - Ảnh 6.

Nỗ lực phấn đấu đã giúp Mai Thành Đạt có được trái ngọt hôm nay.

Thực tế, tại Tây Ban Nha, không phải trận nào Đạt cũng chơi tốt. Thậm chí, HLV Bruno đã gặp trực tiếp Thành Đạt để nói chuyện với anh.

Nhà cầm quân người Tây Ban Nha nói rằng: "Không ai cho cậu chiếc vé đến đây cả, ngay cả tôi và những người khác. Cậu đến đây là vì nỗ lực của cậu. Vì thế, hãy nắm bắt lấy nó".

Sau cuộc nói chuyện ấy, Mai Thanh Đạt dường như đã được "khoanh vùng". Nhưng cuối cùng, người phải ngồi khán đài lại là người đồng đội của anh ở CLB Sanna Khánh Hòa – Nguyễn Đình Ý Hòa.

Cuộc phiêu lưu của cậu bé nhổ cỏ cà phê ngày nào cũng các đồng đội đã trở thành một câu chuyện cổ tích của bóng đá Việt Nam. Chiều qua, nối máy với cha của Đạt, ông bảo: "Cả đời nằm mơ cũng chẳng nghĩ con trai mình lại được đi đá World Cup.

Mấy trận đấu nhà không có kênh truyền hình chiếu đội tuyển đá, nên cả nhà phải đi "coi ké". Nghe người ta nói về Đạt mà lâng lâng tự hào".

Tuổi 29, có lẽ Mai Thành Đạt không thể mơ lần thứ 2 sẽ được tham dự ngày hội Futsal lớn nhất hành tinh. Nhưng có lẽ, chỉ một lần thôi cũng đã đủ để cậu bé nhổ cỏ cà phê ngày nào thỏa mãn và đi vào ký ức của nhiều người.

VÀI NÉT VỀ MAI THÀNH ĐẠT

Sinh năm: 1987 tại Hà Tĩnh

Năm 2009 - nay: Sanna Khánh Hòa

2011: U23 futsal Việt Nam

2012: ĐT futsal Việt Nam

THÀNH TÍCH

Giành hạng Nhì giải VĐQG năm 2012 và 2013

Giành chức vô địch VĐQG năm 2015

Cùng ĐT futsal Việt Nam lọt vào vòng 1/8 Futsal World Cup 2016

Ghi bàn quá muộn, Tuấn Anh gặp khó tại Nhật Bản

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho

Sau chuỗi 3 trận toàn thua, Man United vừa thắng tại League Cup nhưng cũng không thật sự thuyết phục. Vì thế, trước trận gặp Leicester, siêu mẫu nội y Beth Hamprheys vô cùng lo lắng cho CLB mình yêu thích và tân HLV Jose Mourinho.

Từ khi Người đặc biệt tới dẫn dắt Quỷ đỏ, Beth Hamprheys đã nhanh chóng đem lòng yêu thích ông, thay vì "ghét bỏ" như thời ở thế đối địch là HLV Chelsea.

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho - Ảnh 1.

Siêu fan của Man United và Jose Mourinho.

Có nguồn tin khẳng định rằng, người đẹp đã đưa ra lời hứa, nếu Man United thắng đậm Leicester sẽ thực hiện 1 bộ ảnh "nóng" để gửi tặng Mourinho và học trò.

Xem thêm ảnh nàng Beth Hamprheys

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho - Ảnh 2.

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho - Ảnh 3.

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho - Ảnh 4.

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho - Ảnh 5.

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho - Ảnh 6.

Siêu fan Man United hết lòng cổ vũ Jose Mourinho - Ảnh 7.

Ghi bàn quá muộn, Tuấn Anh gặp khó tại Nhật Bản